Đối phó với Hội chứng Rối loạn Nhân cách Ranh giới – wikiHow
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011.
Có 58 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 8.684 lần.
Hội chứng Rối loạn Nhân cách Ranh giới (BPD) là một loại rối loạn nhân cách được định nghĩa trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần (DSM-5) và là một hội chứng bất ổn định trong các mối quan hệ cá nhân và sự nhận thức về bản thân. Những người mắc chứng BPD thường gặp vấn đề trong việc xác định và kiểm soát cảm xúc. Cũng giống như các hội chứng rối loạn khác, loại hành vi này cũng sẽ gây ra đau khổ hoặc khiếm khuyết tương tác xã hội và cần phải có những triệu chứng nhất định để chẩn đoán. Hội chứng BPD cần phải được một bác sỹ tâm thần có chuyên môn chẩn đoán; bạn không thể tự chẩn đoán cho bản thân hay cho người khác.[1] X Nguồn nghiên cứu Việc đối phó với chứng rối loạn này sẽ rất khó khăn cho cả người mắc lẫn người thân của người bệnh. Nếu bạn hoặc ai đó bạn yêu thương mắc chứng Rối loạn Nhân cách Ranh giới, có một vài cách bạn có thể tìm hiểu để đối phó với hội chứng này.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Tìm kiếm sự giúp đỡ cho hội chứng BPD của bạn
-
1Tìm kiếm trợ giúp từ bác sỹ chuyên khoa. Bác sỹ chuyên khoa thường là giải pháp chữa trị đầu tiên cho những người mắc chứng BPD. Mặc dù có một vài loại liệu pháp khác nhau có thể chữa trị chứng BPD, nhưng Liệu pháp Hành vi Biện chứng, hay còn gọi là DBT được xem là cách hiệu quả nhất. Nó là một hình thức của Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) và được Marsha Linehan phát triển.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Liệu pháp Hành vi Biện chứng là một phương pháp chữa trị được sáng tạo dành riêng để giúp những người mắc chứng BPD. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có tỷ lệ thành công cao. DBT tập trung vào việc dạy những người mắc chứng BPD kiểm soát cảm xúc của họ, hình thành kỹ năng khoan dung với sự thất bại, học các kỹ năng thiền định, xác định và gán nhãn cảm xúc và cải thiện kỹ năng tâm lý xã hội để họ có thể tương tác với người khác. [3] X Nguồn nghiên cứu [4] X Nguồn nghiên cứu Linehan, M. M. (1993). Cẩm nang luyện tập kỹ năng để đối phó với chứng rối loạn nhân cách ranh giới. New York; Guilford Press.
- Một cách chữa trị phổ biến khác đó là liệu pháp giản đồ. Loại điều trị này kết hợp kỹ thuật CBT với kỹ thuật từ các liệu pháp khác. Nó tập trung vào việc giúp đỡ những người mắc chứng BPD tái sắp xếp hoặc tái cơ cấu quan điểm và trải nghiệm của bản thân để xây dựng nhận thức ổn định về bản thân. [5] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Liệu pháp trị liệu thường được tiến hành theo cá nhân và theo nhóm. Sự kết hợp này mang đến hiệu quả tuyệt vời nhất.
-
2Chú ý tới cảm giác của bản thân. Một vấn đề thường thấy của những người mắc chứng BPD đó là không thể nhận ra, xác định và gắn nhãn cảm xúc của họ. Dành thời gian để bình tĩnh lại trong một trải nghiệm cảm xúc và nghĩ về điều mà bạn đang trải qua sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bạn.[6] X Nguồn nghiên cứu
- Cố gắng “kiểm tra” bản thân vài lần mỗi ngày. Ví dụ như, bạn có thể nghỉ ngơi một lúc trong khi làm việc để nhắm mắt lại và “kiểm tra” cơ thể và cảm xúc của bạn. Lưu ý xem liệu bạn có cảm thấy căng thẳng hay đau nhức hay không. Nghĩ xem liệu có lúc nào bạn chìm đắm vào một suy nghĩ hay cảm xúc cụ thể nào đó hay không. Lưu ý đến việc bạn đang cảm thấy như thế nào có thể giúp bạn nhận biết cảm xúc của bản thân và điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn.
- Cố gắng rõ ràng nhất có thể. Ví dụ như, thay vì nghĩ rằng “Tôi vô cùng giận giữ, tôi không thể chịu nổi điều đó!”, cố gắng lưu ý xem cảm xúc đó tới từ đâu: “Tôi cảm thấy vô cùng tức giận bởi vì tôi đã đi làm muộn bởi vì tôi bị tắc đường”.
- Cố gắng đừng phán xét cảm xúc của bạn khi bạn nghĩ về chúng. Ví dụ, tránh nói điều gì đó với bản thân như “Tôi đang vô cùng tức giận. Tôi thật là một người xấu xa vì đã cảm thấy như vậy”. Thay vào đó, tập trung vào việc xác định cảm xúc đó mà không phán xét, như “Tôi cảm thấy tức giận bởi vì tôi đã bị tổn thương khi bạn của tôi tới muộn”.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
-
3Phân biệt giữa cảm xúc cấp một và cảm xúc cấp hai. Học cách khám phá tất cả những cảm xúc mà bạn có trong một tình huống nhất định là một bước rất quan trọng hướng tới việc kiểm soát cảm xúc. Thông thường, những người mắc chứng BPD thường cảm thấy quá tải bởi vòng xoay cảm xúc. Hãy dành thời gian để phân tách những gì bạn đang cảm nhận trước và sau đó đến những cảm xúc khác mà bạn có thể sẽ có. [8] X Nguồn nghiên cứu [9] X Nguồn nghiên cứu
- Ví dụ, nếu bạn của bạn quên mất rằng hai bạn đã có hẹn ăn trưa cùng nhau hôm nay, có thể phản ứng ngay lúc đó của bạn sẽ là tức giận. Đây sẽ là cảm xúc cấp một.
- Các cảm xúc khác cũng có thể đi kèm với cơn giận đó. Ví dụ, có thể bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương khi bạn của bạn quên mất bạn. Có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi rằng đây là một dấu hiệu chứng tỏ bạn của bạn không thật sự quan tâm đến bạn. Có thể bạn sẽ cảm thấy xấu hổ, như thể bạn không xứng đáng được bạn bè nhớ tới. Đây đều là những cảm xúc cấp hai.
- Cân nhắc tới ngọn nguồn cảm xúc có thể giúp bạn học được cách kiểm soát chúng.
-
4Sử dụng độc thoại tích cực. Một phương pháp để học cách kiểm soát phản ứng của bản thân đối với các tình huống theo cách lành mạnh hơn đó là thách thức các phản ứng và thói quen tiêu cực bằng độc thoại tích cực. Bạn sẽ mất một thời gian để cảm thấy thoải mái hoặc tự nhiên để thực hiện điều này tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích.[10] X Nguồn nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng độc thoại tích cực có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung và giải tỏa lo lắng.[11] X Nguồn nghiên cứu
- Nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Tìm ra những điều bạn ngưỡng mộ về bản thân như năng lực, sự chu đáo, trí tưởng tượng, v.v. [13] X Nguồn nghiên cứu Nhắc nhở bản thân về những mặt tích cực này khi bạn nhận ra bạn đang cảm thấy tiêu cực về con người bạn.
- Nhắc nhở bản thân rằng các tình huống khó chịu chỉ là tạm thời, hữu hạn và sẽ xảy với tất cả mọi người ở một thời điểm nào đó. Ví dụ như, nếu huấn luận viên của bạn chỉ trích bạn vì biểu hiện của bạn tại buổi tập luyện tennis, hãy nhắc nhở bản thân rằng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các buổi luyện tập trong quá khứ hay tương lai của bạn cũng sẽ như vậy. Thay vì để bản thân chìm đắm trong quá khứ, hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm để tiến bộ hơn trong lần tới. Điều này sẽ giúp bạn có ý thức kiểm soát hành động của bản thân thay vì cảm tưởng như thể bạn là nạn nhân của người khác.[14] X Nguồn nghiên cứu
- Tái điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực bằng những từ ngữ tích cực. Ví dụ như, nếu bạn không làm tốt bài kiểm tra, có thể bạn sẽ nghĩ rằng “Mình là một kẻ thất bại. Mình thật vô dụng và mình sẽ trượt kỳ thi này”. Điều này không hề có lợi và cũng không công bằng với bạn. Thay vào đó, hãy nghĩ về những điều bạn có thể học hỏi từ trải nghiệm này: “Trong kỳ kiểm tra này, tôi đã làm không tốt như những gì tôi mong đợi. Tôi có thể nói chuyện với giáo sư để biết những điểm yếu của bản thân và học tập hiệu quả hơn cho kỳ kiểm tra tới”. [15] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
-
5Dừng lại và kiểm tra cảm xúc của bản thân trước khi phản ứng với hành động của người khác. Một phản ứng tự nhiên của người mắc chứng BPD đó là thường xuyên giận dữ hoặc tuyệt vọng. Ví dụ như, nếu một người bạn làm điều gì đó khiến bạn buồn, bản năng đầu tiên của bạn đó là la hét và đe dọa người kia. Thay vào đó, hãy dành thời gian để kiểm tra và xác định cảm xúc của bản thân. Sau đó, cố gắng truyền đạt chúng đến với người kia theo một cách bình tĩnh nhất.[16] X Nguồn nghiên cứu
- Ví dụ như, nếu bạn của bạn đến muộn trong cuộc hẹn ăn trưa với bạn, phản ứng đầu tiên của bạn có lẽ là tức giận. Bạn sẽ muốn la hét với cô ấy và hỏi cô ấy tại sao cô ấy lại thiếu tôn trọng bạn đến vậy.
- Kiểm tra cảm xúc của bản thân. Bạn đang cảm thấy như thế nào? Cảm xúc cấp một là gì? Có cảm xúc cấp hai nào không? Ví dụ như, bạn có thể cảm thấy giận dữ, nhưng bạn cũng có thể cảm thấy sợ hãi vì bạn tin rằng người kia đến muộn bởi cô ấy không quan tâm đến bạn.
- Hãy hỏi người kia lý do cô ấy đến muộn bằng một giọng thật bình tĩnh, không phân xét hay đe dọa. Sử dụng mệnh đề “Tôi”. Ví dụ như: “Tôi cảm thấy bị tổn thương khi cậu đến muộn trong buổi hẹn ăn trưa của chúng ta. Tại sao cậu lại đến muộn thế?” Có thể bạn sẽ nhận ra rằng lý do cô ấy đến trễ chỉ là vì một điều gì đó vô thưởng vô phạt như tắc đường hay do cô ấy không thể tìm được chìa khóa. Mệnh đề “Tôi” sẽ giúp lời nói của bạn không mang ý chỉ trích người kia. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
- Nhắc nhở bản thân xử lý cảm xúc và không đưa ra kết luận vội vàng có thể giúp bạn học cách kiểm soát phản ứng của bạn đối với người khác.
-
6Mô tả cảm xúc một cách chi tiết. Cố gắng liên kết các dấu hiệu về cơ thể với các trạng thái cảm xúc mà bạn thường trải nghiệm. Học cách xác định cảm giác thể chất và cảm xúc tình cảm có thể giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của bản thân hơn.
- Ví dụ như, có thể trong một vài tình huống, bạn thấy nôn nao trong bụng, nhưng bạn không biết nó có liên quan đến cảm giác nào. Lần tới khi bạn cảm thấy nôn nao, hãy nghĩ về cảm giác mà bạn đang trải qua. Cảm giác nôn nao đó có thể liên quan tới trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng.
- Khi bạn biết được cảm giác nôn nao trong bụng là lo lắng, bạn sẽ cảm thấy chủ động hơn trong việc kiểm soát nó thay vì có cảm tưởng như nó đang kiểm soát bạn.
-
7Học các hành vi tự xoa dịu. Học các hành vi tự xoa dịu có thể giúp bạn giữ bình tĩnh khi bạn cảm thấy rối loạn. Đây là những hành vi bạn có thể thực hiện để an ủi và đối xử tốt với chính mình.[17] X Nguồn nghiên cứu
- Tắm nước nóng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhiều người cảm giác ấm áp của cơ thể sẽ có tác dụng xoa dịu.[18] X Nguồn nghiên cứu
- Nghe nhạc thư giãn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe một số loại nhạc nhất định có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Học viện Trị liệu bằng Âm thanh của Anh (The British Academy of Sound Therapy) đã tạo một danh sách các bài hát, đã được khoa học chứng minh rằng có tác dụng dụng làm xoa dịu và thư giãn.[19] X Nguồn nghiên cứu
- Thử tự đụng chạm cơ thể. Tự đụng chạm cơ thể theo một cách yêu thương và nhẹ nhàng có thể giúp xoa dịu bản thân và giải tỏa căng thằng bằng cách giải phóng hoóc-môn oxytocin. Thử vòng tay qua ngực và siết nhẹ. Hoặc đặt tay lên tim và cảm nhận hơi ấm của làn da, nhịp đập của trái tim và nhịp lên xuống của lồng ngực khi bạn hít thở. Dành thời gian để nhắc nhở bản thân rằng bạn là một người xinh đẹp và xứng đáng được coi trọng.[20] X Nguồn nghiên cứu
-
8Luyện tập cải thiện kỹ năng khoan dung với những hoàn cảnh không chắc chắn hoặc khó khăn. Khoan dung là khả năng chịu đựng một cảm xúc không thoải mái mà không phản ứng lại theo một cách không phù hợp. Bạn có thể luyện tập kỹ năng này bằng cách làm quen với cảm xúc của bản thân, và dần dần tiếp xúc với các tình huống không quen thuộc hoặc không chắc chắn trong một môi trường an toàn. [21] X Nguồn nghiên cứu
- Bắt đầu một cuốn nhật ký ghi lại những lúc bạn cảm thấy không an toàn, lo lắng hoặc sợ hãi trong suốt cả ngày. Hãy đảm bảo rằng bạn có ghi lại cả tình huống mà bạn cảm thấy như vậy và cách bạn phản ứng lại lúc đó.
- Xếp hạng nỗi lo lắng của bạn. Cố gắng sắp xếp những điều khiến bạn lo lắng hoặc không thoải mái theo thứ tự từ 0 đến 10. Ví dụ như, “đi ăn nhà hàng một mình” là 4, nhưng “để một người bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ” có thể là 10.
- Luyện tập lòng khoan dung với những điều không chắc chắn. Bắt đầu với những tình huống nhỏ và an toàn. Ví dụ như, bạn có thể thử đặt một món ăn mà bạn chưa bao giờ ăn tại một nhà hàng mới. Có thể bạn sẽ thích hoặc không thích bữa ăn đó nhưng điều đó không quan trọng. Bạn đã chứng minh được cho bản thân thấy rằng bạn đủ mạnh mẽ để tự mình kiểm soát sự không chắc chắn. Bạn có thể dần dần luyện tập với những tình huống lớn hơn khi bạn cảm thấy an toàn để làm vậy.
- Ghi lại phản ứng của bản thân. Khi bạn thử một điều gì đó không an toàn, hãy ghi lại những gì đã xảy ra. Bạn đã làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào trong suốt trải nghiệm đó? Bạn cảm thấy như thế nào sau đó? Bạn đã làm gì nếu nó không diễn ra như những gì bạn mong đợi? Bạn có nghĩ rằng bạn có đủ khả năng để kiểm soát những thứ to lớn hơn trong tương lai không?
-
9Tập luyện những trải nghiệm không thoải mái theo một cách an toàn. Chuyên gia trị liệu của bạn có thể giúp bạn học cách chịu đựng những cảm xúc không thoải mái bằng việc giao bài tập cho bạn làm vậy. Dưới đây là một vài điều bạn có thể tự thực hiện:
- Cầm một cục đá lạnh cho tới khi bạn nhận thấy cảm xúc tiêu cực đã qua đi. Tập trung vào cảm giác cơ thể khi bạn nắm cục đá đó trong tay. Để ý cách mà lúc đầu nó trở nên vô cùng mãnh liệt nhưng sau đó lại dịu bớt dần. Cảm xúc cũng giống như vậy.[22] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn hãy hình dung ra sóng biển. Tưởng tượng nó lớn dần cho tới khi trở thành những gợn sóng lớn và sau đó tan ra. Nhắc nhở bản thân rằng cũng giống như sóng biển, cảm xúc sẽ tăng lên rồi sau đó giảm dần.
-
10Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và phiền muộn.[23] X Nguồn nghiên cứu Lý do là bởi tập thể dục giúp giải phóng hoóc-môn endorphin, loại hoóc-môn “hạnh phúc” tự nhiên của cơ thể. [24] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia khuyên rằng bạn nên hoạt động cơ thể thường xuyên để giúp giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực.[25] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kể cả những vận động nhẹ nhất, như đi bộ hay làm vườn, cũng có thể mang lại hiệu quả này.[26] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn
-
11Giữ thời gian biểu cố định. Bất ổn định là một trong những dấu hiệu nhận biết của chứng BPD, đặt thời gian biểu cố định cho một số hoạt động như ăn hoặc ngủ có thể sẽ có ích. Chỉ số đường huyết thay đổi thất thường hoặc thiếu ngủ có thể khiến các triệu chứng của BDP trở nên tồi tệ hơn.[27] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nhớ phải chăm sóc bản thân, như quên ăn hoặc không đi ngủ đúng giờ, hãy nhờ ai đó nhắc nhở bạn.
-
12Giữ cho mục tiêu của bạn sát với thực tế. Đối phó với chứng rối loạn đòi hỏi phải có thời gian và luyện tập. Bạn sẽ không thể hoàn toàn thay đổi chỉ sau một vài ngày. Đừng để cho bản thân nản chí. Hãy nhớ, bạn chỉ có thể cố gắng hết sức mình và như vậy là đủ. [28] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Nhớ rằng các triệu chứng của bạn sẽ cải thiện dần dần chứ không phải là chỉ qua một đêm.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Đối phó với việc một người bạn yêu thương mắc chứng BPD
- 1Hiểu rằng cảm xúc của bạn là bình thường. Bạn bè và người thân của người mắc chứng BPD thường cảm thấy quá tải, mâu thuẫn, kiệt sức và tổn thương do cách hành xử của người mà họ yêu thương. Trầm cảm, đau buồn hoặc cô đơn và cảm giác tội lỗi cũng khá phổ biến đối với những người có người thân bị mắc chứng BPD.[29] X Nguồn nghiên cứu Hoffman, P., Fruzzetti, A., & Buteau, E. (2007). Gia đình tham gia và thấy hiểu: chương trình giáo dục, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ cho người thân bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Báo Sức khỏe Tâm thần, 16(1), 69-82. Việc hiểu rằng những cảm xúc này là bình thường và không phải là vì bạn là một người tồi tệ hay vô tâm là một điều vô cùng hữu ích.
-
2Tìm hiểu về chứng BPD. BPD cũng chân thực và gây suy nhược giống như một căn bệnh về thể chất. Đó không phải là do “lỗi” của người bạn yêu thương. Người bạn yêu có thể cảm thấy vô cùng xấu hổ và tội lỗi về hành động của anh ấy/cô ấy, nhưng họ không thể nào thay đổi được. Hiểu rõ hơn về chứng BPD sẽ cho phép bạn hỗ trợ người bạn yêu thương nhiều nhất có thể. Tiến hành nghiên cứu để biết rõ hơn chứng BPD là gì và bạn có thể làm gì để giúp đỡ. [30] X Nguồn nghiên cứu
- Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia có rất nhiều thông tin về BPD.[31] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Có khá nhiều chương trình, blog và các nguồn trực tuyến khác có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng BPD.[32] X Nguồn nghiên cứu [33] X Nguồn nghiên cứu Ví dụ như, Khối liên minh Giáo dục Quốc gia về Rối loạn Nhân cách Ranh giới có một danh sách lời khuyên hữu ích cho gia đình.[34] X Nguồn nghiên cứu Trung tâm Thông tin Rối loạn Nhân cách Ranh giới có cung cấp video, sách hướng dẫn và nhiều lời khuyên khác cho người thân của những người bị mắc chứng BPD.[35] X Nguồn nghiên cứu
-
3Khuyến khích người bạn yêu tìm đến các phương pháp trị liệu. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng những liệu pháp đó có thể sẽ tốn thời gian và công sức, và một vài người mắc chứng BPD không có phản ứng tốt với các phương pháp trị liệu. [36] X Nguồn nghiên cứu
- Cố gắng không tiếp xúc với người bạn yêu bằng thái đối phán xét. Ví dụ, những câu nói như “Anh đang khiến em lo lắng đấy” hoặc “Anh đang làm em khó hiểu đấy” đều không hữu ích. Thay vào đó, hãy sử dụng mệnh đề lấy “bản thân” làm chủ thể thể hiện sự quan tâm và lo lắng: “Em thấy lo lắng về một vài điều em thấy qua hành động của anh” hoặc “Em yêu anh và muốn giúp anh nhận được sự giúp đỡ ”.
- Một người mắc chứng BPD thường có xu hướng tìm tới các liệu pháp hỗ trợ nếu họ tin tưởng và thân thiết với chuyên gia trị liệu. Tuy nhiên, mối liên hệ không ổn định của người mắc chứng BPD với người khác có thể khiến việc thiết lập và duy trì một mối quan hệ trị liệu trở nên khó khăn.[37] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Cân nhắc việc tìm tới phương pháp trị liệu gia đình. Một vài phương pháp trị liệu BPD có bao gồm cả gia đình và những người mà họ yêu thương.
-
4Chấp nhận cảm xúc của người bạn yêu. Cho dù bạn không hiểu tại sao họ lại cảm thấy như vậy, hãy cố gắng ủng hộ và thương yêu họ. [38] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn Ví dụ như, bạn có thể nói điều gì đó như “Nghe như chuyện đó rất khó khăn cho anh” hoặc “Em có thể hiểu tại sao điều đó lại khiến anh khó chịu đến vậy”.[39] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
- Hãy nhớ rằng: Bạn không nhất thiết phải đồng tình với người bạn yêu thương để thể hiện cho anh ấy/cô ấy rằng bạn đang lắng nghe và quan tâm tới họ. Thử nhìn vào mắt họ khi bạn nghe và sử dụng những cụm từ như “ừm” hoặc “em hiểu” khi người kia đang nói.[40] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
-
5Nhất quán. Bởi những người mắc chứng BPD đều vô cùng mâu thuẫn, vì vậy bạn cần phải nhất quán và đáng tin cậy giống như một “nơi nương tựa”. Nếu bạn nói với người bạn yêu rằng bạn sẽ về nhà lúc 5 giờ, hãy cố gắng làm như vậy.[41] X Nguồn nghiên cứu Tuy nhiên, bạn không nên đáp lại những lời đe dọa, yêu cầu hoặc ra lệnh. Đảm bảo rằng hành động của bạn phù hợp với nhu cầu và nguyên tắc của bạn.[42] X Nguồn nghiên cứu [43] X Nguồn nghiên cứu
- Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần duy trì một ranh giới phù hợp. Ví dụ như, bạn có thể nói với người bạn yêu rằng nếu anh ấy/cô ấy la hét với bạn, bạn sẽ đi ra khỏi phòng. Đây là điều hoàn toàn công bằng. Nếu người bạn yêu thật sự bắt đầu la hét, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm theo những gì bạn đã nói lúc trước.[44] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
- Việc quyết định một kết hoạch hành động để thực hiện nếu người bạn yêu bắt đầu cư xử không đúng chừng mực hoặc đe dọa tự làm tổn thương bản thân là vô cùng quan trọng. Sẽ hữu ích nếu bạn xây dựng kế hoạch này cùng với người bạn yêu và có thể là cả bác sỹ trị liệu của anh ấy/cô ấy nữa.[45] X Nguồn nghiên cứu Cho dù bạn đã quyết định như thế não, hãy làm theo kế hoạch mà bạn đã đưa ra.
-
6Đặt ranh giới cá nhân và bảo vệ chúng. Có thể rất khó để sống với những người mắc chứng BPD bởi họ thường không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Có thể họ sẽ cố gắng ép buộc người họ yêu thương đáp ứng nhu cầu của họ. Thậm chí có thể họ không nhận thức được ranh giới cá nhân và thường không thể thành lập hoặc hiểu được chúng. [46] X Nguồn nghiên cứu Đặt ranh giới cá nhân, dựa trên nhu cầu và mức độ thoải mái của bạn, có thể giữ cho bạn an toàn và bình tĩnh khi bạn tương tác với người bạn yêu thương.
- Ví dụ như, bạn có thể nói với người đó rằng bạn sẽ không trả lời điện thoại sau 10 giờ tối bởi vì bạn cần ngủ đủ giấc. Nếu người bạn yêu gọi điện cho bạn sau thời gian đó, bạn phải đảm bảo ranh giới của mình và không trả lời. Nếu bạn trả lời, hãy nhắc nhở người đó về ranh giới bạn đã đặt ra nhưng cũng đừng quên thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của anh ấy/cô ấy: “Em quan tâm đến anh và em hiểu rằng anh đang có khoảng thời gian khó khăn, nhưng bây giờ đã là 11:30 và em đã nói với anh đừng gọi cho em sau 10 giờ tối. Điều này rất quan trọng với em. Anh có thể gọi cho em vào 5:30 sáng mai. Em tắt điện thoại đây. Chúc anh ngủ ngon”.
- Nếu người bạn yêu buộc tội bạn không quan tâm đến họ bởi bạn không trả lời điện thoại, hãy nhắc nhở cô ấy/anh ấy về giới hạn mà bạn đặt ra. Gợi ý cho anh ấy/cô ấy một thời gian thích hợp mà anh ấy/cô ấy có thể gọi cho bạn.
- Bạn sẽ thường phải khẳng định giới hạn của bạn nhiều lần trước khi người bạn yêu hiểu được rằng những ranh giới đó là thật sự. Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước rằng người bạn yêu sẽ phản ứng tức giận, gay gắt hoặc những phản ứng mãnh liệt khác trước những yêu cầu về quyền lợi này của bạn. Đừng đáp lại những phản ứng này hay tức giận với bản thân. Hãy tiếp tục củng cố và khẳng định ranh giới của bạn. [47] X Nguồn nghiên cứu
- Nhớ rằng “từ chối” không phải là dấu hiệu của việc trở thành một người xấu xa hay vô tâm. Bạn phải chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của chính bạn để có thể chăm sóc cho người bạn yêu thương một cách toàn vẹn nhất. [48] X Nguồn nghiên cứu
-
7Phản ứng tích cực với những hành vi phù hợp. Ủng hộ những hành vi phù hợp bằng phản ứng tích cực và khen ngợi là điều vô cùng quan trọng. Điều này có thể khuyến khích người bạn yêu tin rằng anh ấy/cô ấy có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nó cũng khuyến khích họ tiếp tục cố gắng.[49] X Nguồn nghiên cứu
- Ví dụ như, nếu người bạn yêu bắt đầu la hét với bạn và sau đó ngừng lại để suy nghĩ, và nói cảm ơn bạn. Hãy bày tỏ rằng bạn hiểu anh ấy/cô ấy đã phải rất nỗ lực để ngừng những hành động có hại, và bạn đánh giá cao điều đó.
-
8Tìm sự động viên cho bản thân. Quan tâm và hỗ trợ người bạn yêu mắc chứng BPD có thể khiến tinh thần bạn kiệt quệ. Vì vậy việc cung cấp nguồn chăm sóc và hỗ trợ cho bản thân là điều vô cùng quan trọng khi bạn cố gắng cân bằng giữa việc ủng hộ về mặt tinh thần và đặt ranh giới cá nhân.
- Liên minh Quốc gia Trợ giúp Người mắc bệnh tâm thần (NAMI) và Khối liên minh Giáo dục Quốc gia về Rối loạn Nhân cách Ranh giới (NEA-BPD) có cung cấp một số thông tin giúp bạn tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong khu vực lân cận.[50] X Nguồn tin đáng tin cậy National Alliance on Mental Illness Đi tới nguồn [51] X Nguồn nghiên cứu
- Có thể bạn cũng nên tới gặp bác sỹ hoặc cố vấn của bạn. Họ có thể giúp bạn xử lý cảm xúc và tìm hiểu những kỹ năng đối phó có lợi.
- NAMI có cung cấp các chương trình giáo dục với tên gọi “từ-Gia đình-đến-Gia đình”, nơi các gia đình có thể nhận hỗ trợ từ những gia đình có cùng hoàn cảnh khác. Chương trình này hoàn toàn miễn phí.[52] X Nguồn tin đáng tin cậy National Alliance on Mental Illness Đi tới nguồn
- Phương pháp trị liệu gia đình có thể sẽ hữu ích. Đào tạo kỹ năng gia đình theo Liệu pháp Hành vi Biện chứng có thể giúp các thành viên trong gia đình biết được cách để hiểu và đối phó với bệnh tình của người họ yêu thương. Bác sỹ trị liệu có thể hỗ trợ và hướng dẫn một số kỹ năng cụ thể để bạn giúp đỡ người bạn yêu.[53] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn Liệu pháp Kết nối gia đình tập trung vào nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, giúp họ củng cố kỹ năng, hình thành chiến lược đối phó và tìm hiểu những nguồn lực có thể giúp họ cân bằng giữa nhu cầu của bản thân họ và nhu cầu của người mà họ yêu thương mắc chứng BPD.[54] X Nguồn nghiên cứu
-
9Chăm sóc bản thân. Bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng quá để tâm đến việc chăm sóc người bạn yêu thương mà quên mất không chăm sóc cho bản thân. Việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn thiếu ngủ, lo lắng hoặc không quan tâm tới bản thân, bạn sẽ thường phản ứng lại với người bạn yêu thương một cách cáu kỉnh và khó chịu.[55] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
- Tập thể dục. Vận động sẽ giúp giải toả cảm giác căng thẳng và lo lắng. Nó giúp đẩy mạnh cảm giác khỏe mạnh và là một kỹ năng đối phó hữu ích.[56] X Nguồn nghiên cứu
- Có chế độ ăn hợp lý. Ăn uống đúng giờ. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đầy đủ các chất prô-tê-in, Carb phức hợp, hoa quả và rau xanh. Tránh ăn các thức ăn nhanh và hạn chế uống đồ uống có cà-phê-in và cồn.[57] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- Ngủ đủ giấc. Cố gắng đi ngủ và thức giấc đều đặn mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Đừng làm các hoạt động khác trên giường như chơi máy vi tính hoặc xem ti vi. Tránh uống đồ uống có cà-phê-in trước giờ đi ngủ.[58] X Nguồn nghiên cứu
- Nghỉ ngơi. Thử thiền, yoga, hoặc các hoạt động thư giãn khác như tắm bồn hoặc đi bộ. Có người thân mắc chứng BPD sẽ vô cùng áp lực vì vậy việc dành thời gian để chăm sóc cho bản thân là vô cùng quan trọng.
-
10Đặc biệt lưu ý tới những lời đe dọa tự làm tổn thương bản thân. Cho dù bạn đã từng nghe người bạn yêu thương đe dọa tự tử hoặc tự làm tổn thương cơ thể trước đây, nhưng bạn vẫn cần phải nghiêm túc với những đe dọa này. 60-70% người mắc chứng BPD sẽ cố gắng tự tử ít nhất một lần trong đời, và 8-10% trong số đó sẽ thành công. Nếu người bạn yêu đe dọa tự sát, hãy gọi 911 hoặc đưa anh ấy/cô ấy đến phòng cấp cứu gần nhất.
- Gọi tới Đường dây Ngăn chặn Tự tử nếu người bệnh có các biểu hiện tiêu cực. Hãy đảm bảo rằng người bạn yêu thương cũng có số điện thoại này để anh ấy/cô ấy có thể sử dụng nếu cần.
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Nhận biết đặc điểm của chứng Rối loạn Nhân cách Ranh giới (BPD)
-
1Hiểu rõ phương pháp chẩn đoán chứng BPD. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ sử dụng các tiêu chí trong DSM-5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần) để chẩn đoán chứng Rối loạn Nhân cách Ranh giới. DSM-5 quy định rằng một người được chẩn đoán mắc BPD phải có ít nhất 5 dấu hiệu sau: [59] X Nguồn nghiên cứu
- “Cố gắng điên cuồng để tránh bị bỏ rơi thật sự hoặc trong tưởng tượng.”
- “Các mối quan hệ cá nhân bất ổn định và quá mức: nhanh chóng đi từ lý tưởng hóa qua hạ thấp người khác.”
- “Nhận thức về bản thân bất ổn định.”
- “Bốc đồng trong ít nhất hai lĩnh vực có nguy cơ tự làm tổn hại bản thân.”
- “Thường xuyên có những hành vi, cử chỉ, đe dọa tự sát hoặc tự làm tổn thương cơ thể.”
- “Cảm xúc thất thường do thay đổi tâm tính rõ rệt.”
- “Thường xuyên cảm thấy trống rỗng.”
- “Tức giận vô lý, thái quá hoặc khó kiểm soát được cơn giận.”
- “Suy nghĩ hoang tưởng ngắn hạn hoặc triệu chứng phân rẽ nhân cách dữ dội.”
- Hãy nhớ rằng bạn không thể tự chẩn đoán chứng BPD cho bản thân hoặc người bạn yêu. Thông tin được cung cấp trong mục này chỉ giúp bạn xác định xem liệu bạn hoặc người bạn yêu có thể mắc chứng BPD hay không.
-
2Tìm kiếm triệu chứng của việc sợ hãi bị bỏ rơi. Một người mắc chứng BPD sẽ thường cảm thấy vô cùng lo sợ hoặc tức giận nếu phải đối mặt với việc rời xa người họ yêu thương. Anh ấy/cô ấy có thể sẽ có những hành vi bốc đồng như tự cắt bản thân hoặc đe dọa tự tử.[60] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- Những phản ứng này có thể xảy ra kể cả khi việc chia cắt là không thể tránh được, đã lên kế hoạch từ trước hoặc chỉ trong một thời gian ngắn (ví dụ như người kia đi làm).[61] X Nguồn nghiên cứu
- Những người mắc chứng BPD thường vô cùng sợ hãi về việc ở một mình và họ luôn cần sự giúp đỡ từ người khác. Họ có thể trở nên hoảng loạn hoặc tức giận tột độ nếu người kia rời đi dù chỉ một lát hoặc tới muộn.[62] X Nguồn nghiên cứu
-
3Cân nhắc về sự ổn định của các mối quan hệ cá nhân. Một người mắc chứng BPD thường không có mối quan hệ ổn định với bất cứ ai trong một thời gian dài. Những người mắc chứng BPD thường không thể chấp nhận khía cạnh “không rõ ràng” của người khác (hoặc thường là của chính bản thân họ). Quan điểm của họ về các mối quan hệ thường là “được ăn cả ngã về không”, người kia hoặc là hoàn hảo hoặc là vô cùng xấu xa. Những người mắc chứng BPD thường kết thúc các mối quan hệ bạn bè hoặc yêu đương rất nhanh chóng.[63] X Nguồn nghiên cứu
- Những người mắc chứng BPD thường lý tưởng hóa những người họ quen, hoặc “sùng bái những người đó”. Tuy nhiên, nếu người kia có khuyết điểm nào đó hoặc mắc lỗi (hoặc thậm chí là có vẻ như vậy), người mắc chứng BPD sẽ thường ngay lập tức hạ thấp họ.[64] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- Người mắc chứng BPD sẽ thường không chịu nhận trách nhiệm cho những vấn đề trong mối quan hệ của anh ấy/cô ấy. Anh ấy/cô ấy có thể sẽ nói rằng người kia “chưa đủ quan tâm tới họ” hoặc không đóng góp nhiều tâm sức cho mối quan hệ đó. Những người khác có thể sẽ cho rằng những người mắc chứng BPD có cảm xúc hoặc tương tác “hời hợt” với mọi người.[65] X Nguồn nghiên cứu
-
4Cân nhắc tới sự tự nhận thức về bản thân của người đó. Người mắc chứng BPD thường không có nhận thức ổn định về bản thân. Đối với những người bình thường, cảm giác về giá trị bản thân thường khá nhất quán: họ có cái nhìn rõ nét về con người họ, những điều họ coi trọng và cách người khác nghĩ về họ sẽ không làm ảnh hưởng tới những điều đó. Người mắc chứng BPD thường không cảm nhận về bản thân theo cách này. Nhận thức của họ về bản thân khá thất thường hoặc bất ổn định và thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và người mà họ tương tác cùng.[66] X Nguồn nghiên cứu
- Quan điểm về bản thân của những người mắc chứng BPD có thể sẽ dựa trên những điều họ cho rằng người khác nghĩ về họ. Ví dụ như, nếu người họ yêu đến muộn trong cuộc hẹn, họ thường xem đó là dấu hiệu chứng tỏ họ là người “xấu” hoặc không đáng được yêu thương.
- Người mắc chứng BPD có mục tiêu hoặc nguyên tắc không ổn định và có thể thay đổi một cách chóng mặt.[67] X Nguồn nghiên cứu Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cách họ đối xử với mọi người. Trong một lúc, người mắc chứng BPD có thể sẽ rất tử tế nhưng ngay sau đó lại xấu xa, cho dù là với cùng một người.[68] X Nguồn nghiên cứu
- Người mắc chứng BPD sẽ có cảm giác căm ghét bản thân hoặc vô dụng, kể cả khi người khác đảm bảo với họ điều ngược lại.[69] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- Người mắc chứng BPD thường có xu hướng tình dục thay đổi bất thường. Họ thường thay đổi giới tính của bạn tình mà họ mong muốn ít nhất một lần.[70] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn
- Người mắc chứng BPD thường định nghĩa bản thân theo cách lệch lạc so với quy chuẩn văn hóa của họ. Chuẩn mực văn hóa mà một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi đề cập đến thế nào là sự tự nhận thức về bản thân một cách “bình thường” hay “ổn định.[71] X Nguồn nghiên cứu
-
5Tìm kiếm dấu hiệu của các hành động bốc đồng, có thể nguy hại tới bản thân. Con người đôi khi sẽ có những lúc bốc đồng, nhưng một người mắc chứng BPD sẽ thường xuyên có những biểu hiện nguy hiểm và liều lĩnh. Những hành vi này thường đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn hoặc sức khỏe của họ.[72] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Hành vi này có thể là do tự bộc phát hoặc là để phản ứng lại với một sự kiện hoặc trải nghiệm nào đó trong cuộc sống của họ. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về các hành vi này: [73] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Lái xe một cách liều lĩnh hoặc lái xe khi đang say
- Lạm dụng thuốc
- Ăn uống vô độ hoặc một số chứng rối loạn ăn uống khác
- Tiêu sài hoang phí
- Cờ bạc không kiểm soát
-
6Cân nhắc xem liệu những suy nghĩ hoặc hành động tự làm tổn thương bản thân hoặc tự sát có xảy ra thường xuyên hay không. Tự làm tổn thương bản thân và đe dọa gây nguy hại tới bản thân bao gồm tự sát, là những hành vi thường thấy ở những người mắc chứng BPD. [74] X Nguồn nghiên cứu Những hành động này có thể tự bộc phát hoặc xảy ra nhằm phản ứng lại khi bị bỏ rơi hoặc cho rằng bị bỏ rơi.[75] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Một số ví dụ về việc tự làm tổn thương bản thân bao gồm cắt, đốt cháy, cào cấu hoặc làm tổn thương da.
- Hành vi hoặc đe dọa tự sát có thể bao gồm một số hành động như chộp lấy một lọ đựng thuốc và đe dọa sẽ uống hết chúng.
- Người mắc chứng BPD thường đe dọa hoặc cố gắng tự sát để bắt ép người khác làm điều mà họ muốn.
- Những người mắc chứng BPD có thể nhận thức được hành động của họ là nguy hiểm và có hại nhưng họ cảm thấy như họ hoàn toàn không thể thay đổi chúng.[76] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- 60-70% người mắc chứng BPD sẽ cố gắng tự tử tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.[77] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn
-
7Quan sát tâm trạng của người đó. Người mắc chứng BPD thường có “cảm xúc không ổn định” hay tâm trạng thay đổi đột ngột hay “tính khí thất thường”.[78] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Những cảm xúc này thường xuyên thay đổi và thường mãnh liệt hơn rất nhiều so với những phản ứng ổn định.
- Ví dụ như, một người mắc chứng BPD trong một lúc có thể cảm thấy vui vẻ hạnh phúc nhưng ngay sau đó lại khóc lóc hoặc tức giận.[79] X Nguồn nghiên cứu Việc thay đổi tâm trạng thất thường này kéo dài vài phút hoặc vài tiếng. [80] X Nguồn nghiên cứu
- Tuyệt vọng, lo lắng và cáu kỉnh là những cảm xúc rất phổ biến giữa những người mắc chứng BPD và có thể bị gây ra bởi những sự kiện hoặc hành động mà những người bình thường sẽ cho là không phù hợp. Ví dụ như, nếu bác sỹ trị liệu của người đó nói rằng buổi điều trị của họ sắp kết thúc, người mắc chứng BPD sẽ cảm thấy tuyệt vọng và bị ruồng bỏ.[81] X Nguồn nghiên cứu
-
8Cân nhắc xem liệu người đó có thường xuyên cảm thấy chán nản. Người mắc chứng BPD thường thể hiện như thể họ đang cảm thấy “trống rỗng” hoặc vô cùng buồn chán. Những cảm xúc này có thể dẫn tới các hành vi mạo hiểm và bốc đồng. Theo DSM-5, một người mắc chứng BPD thường xuyên tìm kiếm những nguồn kích thích và hứng khởi mới.
- Trong một vài trường hợp, điều này cũng có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của họ về người khác. Một người mắc chứng BPD có thể nhanh chóng cảm thấy chán nản với mối quan hệ của họ với bạn bè hoặc người yêu và tìm đến sự hứng khởi ở một người mới.[82] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
- Một người mắc chứng BPD có thể có cảm nhận như thể họ không tồn tại hoặc lo lắng rằng họ không ở cùng một thế giới giống như những người khác.[83] X Nguồn nghiên cứu
-
9Tìm kiếm dấu hiệu của việc tức giận thường xuyên. Một người mắc chứng BPD có xu hướng tức giận thường xuyên và thái quá hơn bình thường. Họ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận của bản thân. Hành vi này thường là phản ứng đáp lại suy nghĩ rằng một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình không quan tâm hoặc thờ ơ với họ.[84] X Nguồn nghiên cứu
- Cơn giận này có thể được bộc lộ dưới dạng lời mỉa mai, đay nghiến, chửi rủa hoặc la ghét giận dữ.
- Giận dữ có thể là phản ứng mặc định của người đó kể cả trong những trường hợp họ có thể bộc lộ những cảm xúc khác thích đáng và hợp lý hơn. Ví dụ như, một người giành giải nhất trong một sự kiện thể thao có thể cảm thấy tức giận trước hành vi của đối thủ của họ thay vì tận hưởng chiến thắng.[85] X Nguồn nghiên cứu
- Cơn giận này có thể dẫn tới cãi cọ hoặc bạo lực.[86] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
-
10Tìm kiếm triệu chứng của bệnh hoang tưởng. Một người mắc chứng BPD có thể sẽ có những suy nghĩ hoang tưởng ngắn hạn. Những suy nghĩ này sinh ra do người bệnh bị căng thẳng quá độ và thường không kéo dài nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.[87] X Nguồn nghiên cứu Chứng hoang tưởng này thường có liên quan tới mục đích hoặc hành vi của người khác.
- Ví dụ như, một người được thông báo về tình trạng sức khỏe của bản thân có thể trở nên hoang tưởng rằng bác sỹ đang thông đồng với ai đó để lừa họ.
- Phân ly cũng là một triệu chứng điển hình khác giữa những người mắc chứng BPD. Một người mắc chứng BPD thường có những suy nghĩ khiến họ cảm thấy như môi trường xung quanh họ không có thật.
- 11Đánh giá xem người đó có mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn hay không (PTSD). BPD và PTSD có mối liên hệ mạnh mẽ với nhau, vì cả hai đều xuất hiện sau giai đoạn sang chấn, nhất là khi bạn còn nhỏ. Đặc trưng của PTSD là ký ức đột ngột xuất hiện, lảng tránh, có cảm giác lo lắng căng thẳng, và khó nhớ những sự kiện gây sang chấn, trong số các triệu chứng khác. Nếu ai đó mắc PTSD thì nhiều khả năng họ cũng bị BPD, hoặc ngược lại.[88] X Nguồn nghiên cứuQuảng cáo
Lời khuyên
- Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân, cho dù bạn hay người bạn yêu thương mắc chứng BPD.
- Cố gắng hỗ trợ và giúp đỡ về mặt tình cảm cho người bạn yêu thương càng nhiều càng tốt.
- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vẫn chưa phê duyệt bất cứ dược phẩm nào dành cho việc chữa trị chứng BPD. Chứng BPD không thể được “chữa trị” bằng thuốc, nhưng bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể xác định một số loại thuốc bổ trợ giúp giảm bớt các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng hoặc hung hăng.[89] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
- Luôn nhớ rằng BPD không phải là “lỗi” của bạn và nó không khiến bạn trở thành người “xấu”. Đó là một chứng rối loạn có thể chữa trị được.[90] X Nguồn tin đáng tin cậy National Institute of Mental Health Đi tới nguồn
Cảnh báo
- Luôn cẩn trọng với những lời đe dọa tự làm tổn thương bản thân hoặc tự tử. Nếu người bạn yêu biểu lộ suy nghĩ tự tử hoặc kế hoạch làm tổn thương chính mình, hãy gọi ngay đến 911 hoặc Đường dây Ngăn chặn Tự tử 1-800-273-8255 (tại Mỹ)
Tham khảo
- ↑ http://www.psi.uba.ar/academica/carrerasdegrado/psicologia/sitios_catedras/practicas_profesionales/820_clinica_tr_personalidad_psicosis/material/dsm.pdf
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub7
- ↑ http://psychcentral.com/lib/dialectical-behavior-therapy-in-the-treatment-of-borderline-personality-disorder/0001097
- ↑ Linehan, M. M. (1993). Cẩm nang luyện tập kỹ năng để đối phó với chứng rối loạn nhân cách ranh giới. New York; Guilford Press.
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub7
- ↑ http://www.borderlinepersonalitytreatment.com/bpd-symptoms-emotional-regulation.html
- ↑ http://www.helpguide.org/harvard/benefits-of-mindfulness.htm
- ↑ http://www.bipolarsjuk.se/pdf/Handbook%20in%20DBT%20Group.pdf
- ↑ http://www.dbtselfhelp.com/html/overview2.html
- ↑ http://www.dbtselfhelp.com/html/positives.html
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1469029208000642
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
- ↑ http://www.bipolarsjuk.se/pdf/Handbook%20in%20DBT%20Group.pdf
- ↑ http://www.webmd.com/balance/express-yourself-13/positive-self-talk
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
- ↑ http://www.bipolarsjuk.se/pdf/Handbook%20in%20DBT%20Group.pdf
- ↑ http://www.dbtselfhelp.com/html/self-sooth.html
- ↑ http://journal.frontiersin.org/researchtopic/1627
- ↑ http://www.ryot.org/scientists-create-relaxing-song-world/375837
- ↑ http://www.mindfulselfcompassion.org/handouts/SoothingTouch.pdf
- ↑ http://www-psychology.concordia.ca/fac/dugas/downloads/en/Intolerance_of_uncertainty.pdf
- ↑ http://www.psychotherapybrownbag.com/psychotherapy_brown_bag_a/2009/04/dialectical-behavior-therapy-skills-part-4-distress-tolerance.html
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/other-related-conditions/stress/physical-activity-reduces-st
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/exercise-and-stress/art-20044469
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub9
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20479481
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub9
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub9
- ↑ Hoffman, P., Fruzzetti, A., & Buteau, E. (2007). Gia đình tham gia và thấy hiểu: chương trình giáo dục, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ cho người thân bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Báo Sức khỏe Tâm thần, 16(1), 69-82.
- ↑ http://www.bpddemystified.com/resources/for-loved-ones/
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/borderline-personality-disorder/index.shtml
- ↑ http://www.anythingtostopthepain.com/20-rules-for-understanding-bpd/
- ↑ https://bpdcentral.com/help-for-families/beyond-blame-system/step-1/
- ↑ http://www.borderlinepersonalitydisorder.com/family-connections/family-guidelines/
- ↑ http://www.bpdresourcecenter.org/resources/for-families/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/15/living-with-loving-someone-with-borderline-personality-disorder/
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub2
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub8
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/personality-disorders/helping-someone-with-borderline-personality-disorder.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/personality-disorders/helping-someone-with-borderline-personality-disorder.htm
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/15/living-with-loving-someone-with-borderline-personality-disorder/
- ↑ http://www.borderlinepersonalitytreatment.com/bpd-symptoms-emotional-regulation.html
- ↑ http://www.borderlinepersonalitydisorder.com/family-connections/family-guidelines/
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/personality-disorders/helping-someone-with-borderline-personality-disorder.htm
- ↑ http://www.bpddemystified.com/resources/for-loved-ones/
- ↑ http://www.borderlinepersonalitytreatment.com/bpd-friend-boundaries.html
- ↑ http://www.borderlinepersonalitytreatment.com/bpd-friend-boundaries.html
- ↑ http://www.borderlinepersonalitytreatment.com/bpd-symptoms-emotional-regulation.html
- ↑ http://www.bpddemystified.com/resources/for-loved-ones/
- ↑ https://www.nami.org/Learn-More/Mental-Health-Conditions/Borderline-Personality-Disorder/Support
- ↑ http://www.borderlinepersonalitydisorder.com/family-connections/
- ↑ https://www.nami.org/Find-Support/NAMI-Programs/NAMI-Family-to-Family
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub8
- ↑ http://www.borderlinepersonalitydisorder.com/family-connections/
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/personality-disorders/helping-someone-with-borderline-personality-disorder.htm
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/other-related-conditions/stress/physical-activity-reduces-st
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/generalized-anxiety-disorder/expert-answers/coping-with-anxiety/faq-20057987
- ↑ http://healthysleep.med.harvard.edu/
- ↑ http://www.treatingbpd.ca/BPD-Diagnosis-Clinical-Presentation.php
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ <http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.psi.uba.ar/academica/carrerasdegrado/psicologia/sitios_catedras/practicas_profesionales/820_clinica_tr_personalidad_psicosis/material/dsm.pdf
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/carol-w-berman-md/9-tips-on-how-to-recogniz_b_5224432.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3203737/
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/borderline-personality-disorder/Pages/introduction.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/carol-w-berman-md/9-tips-on-how-to-recogniz_b_5224432.html
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/carol-w-berman-md/9-tips-on-how-to-recogniz_b_5224432.html
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/carol-w-berman-md/9-tips-on-how-to-recogniz_b_5224432.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/basics/symptoms/con-20023204
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/borderline-personality-disorder-symptoms/
- ↑ https://bpded.biomedcentral.com/articles/10.1186/2051-6673-1-9
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub7
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/borderline-personality-disorder/index.shtml#pub8